Những đợt Fork crypto luôn có tác động nhất định tới thị trường tiền điện tử, nhất là khi đợt Fork đó đến từ loại tiền ảo hàng đầu như BTC, ETH,… Thuật ngữ này cực kỳ phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Fork còn được chia thành hai loại là Hard Fork và Soft Fork khiến nhiều người càng cảm thấy khó hiểu hơn. Anh em cá cược bằng tiền ảo muốn về thị trường crypto thì đừng bỏ qua thông tin về Fork được đề cập bên dưới.
Giải thích về Fork
Fork (hay tình trạng phân nhánh) là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng một chuỗi blockchain được sao chép hoặc chia thành các khối khác nhau. Hiện tượng Fork được áp dụng với các mã nguồn mở được công khai trên thị trường và kể cả khi người khác sao chép cũng sẽ không gặp rắc rối vì bản quyền. Fork xuất hiện thường có chủ đích nhằm tạo ra một loại token mới hoặc sửa chữa, thay đổi giao thức. Tuy nhiên, nếu có nhiều thợ đào tìm thấy một khối cùng lúc thì Fork sẽ trở thành hiện tượng ngẫu nhiên. Phần lớn những đợt phân nhánh đều kết thúc khá nhanh. Nhưng một số lại được duy trì có chủ đích để tạo nên blockchain mới (gọi là Fork vĩnh viễn).
Cũng vì vậy nên các đợt Fork ngẫu nhiên không gây ảnh hưởng đến toàn thị trường được gọi là Temporary Fork (Phân nhánh tạm thời). Còn các đợt Fork có chủ đích thì phân thành hai loại là Hard Fork và Soft Fork. Thị trường tiền ảo sau các đợt Hard Fork, Soft Fork có thể bị tác động dẫn đến sự tăng giảm của một số loại crypto liên quan trực tiếp.
Khái niệm về Hard Fork và Soft Fork
Vậy “Hard Fork và Soft Fork là gì?” là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Hai hiện tượng này cũng đã từng được nhắc sơ lược đến trong danh sách thuật ngữ crypto cần biết. Những thông tin dưới đây sẽ giúp anh em hiểu rõ về cách hoạt động và ảnh hưởng của mỗi loại sự kiện lên tiền ảo.
Soft Fork
Đây là loại phân tách phổ biến nhất, được hình thành khi nhà phát triển cần sửa chữa, nâng cấp blockchain. Những chức năng/ giao thức mới sẽ có ở blockchain sau đợt Soft Fork. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể chọn nâng cấp hoặc không. Nhưng thông thường thì hầu hết nhà đầu tư đều chọn nâng cấp để tận hưởng hiệu quả tốt nhất. Hiểu một cách đơn giản thì Soft Fork giống như những đợt nâng cấp phần mềm vậy. Nên thông thường, khi một đợt Soft Fork chuẩn bị diễn ra thì khả năng sẽ kéo theo việc tăng giá của tiền ảo có liên quan. Nếu anh em đang dùng loại tiền đó để cá cược thì hãy nạp rút tiền cẩn thận trong thời gian này nhé.
Hard Fork
Anh em đã bao giờ tự hỏi, những loại crypto được quảng cáo là “phiên bản nâng cấp” của Bitcoin hay Ethereum như Litecoin, Cardano,… có nguồn gốc từ đâu hay chưa? Trên thực tế, chúng đều bắt nguồn từ những đợt Hard Fork của các loại crypto gốc. Cho nên Hard Fork được định nghĩa là sự thay đổi quy tắc của một loại blockchain dựa trên việc sao chép, chỉnh sửa hoặc phân tách để hình thành hai loại blockchain riêng biệt. Nếu như với Soft Fork, người dùng vẫn có thể dùng phiên bản cũ hoặc nâng cấp tùy thích thì Hard Fork lại không như vậy. Lựa chọn bản nâng cấp đồng nghĩa với việc người dùng sử dụng một loại blockchain hoàn toàn mới. Ví dụ như vào năm 2017, Bitcoin đã có một đợt Hard Fork và từ đó hình thành nên Bitcoin Cash.
Mặc dù hai loại Bitcoin và Ethereum thường có những đợt Hard Fork nổi tiếng nhất, nhưng thực tế sự kiện này xuất hiện được ở bất cứ loại blockchain nào. Nếu token hình thành từ blockchain có tên tuổi thì nhà phát triển có thể dùng chính thông tin này để tăng giá cho token vừa được tạo ra.
Tóm lại, Hard Fork và Soft Fork xuất hiện có nguyên nhân chủ yếu do blockchain là một loại mã nguồn mở. Dù là sự kiện nào xảy ra thì nó cũng sẽ dẫn đến việc thay đổi quy tắc chung của blockchain vĩnh viễn. Nếu chỉ cần thử nghiệm hoặc chỉnh sửa đôi chút một blockchain nào đó thì Soft Fork sẽ xuất hiện. Trường hợp cần có sự thay đổi lớn về quy tắc hoặc tạo nên một token mới thì Hard Ford chắc chắn sẽ xảy ra. Nên anh em cần chú ý về vấn đề này, tận dụng đúng thời cơ những đợt Hard Fork và Soft Fork diễn ra khi thanh toán tiền ảo cá cược. Đừng quên kết hợp với quy tắc quản lý danh mục crypto để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.